Nhảy dây là bài thể dục quen thuộc mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng một số người lại gặp phải tình trạng nhảy dây bị đau bắp chân. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân nhảy dây bị đau bắp chân
Bị đau bắp chân khi tập luyện nhảy dây có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
- Do mới bắt đầu vận động thể chất
- Do bạn mới vận động sau một khoảng thời gian dài bạn không tập luyện thể dục thể thao. Điều này sẽ khiến bạn bị đau nhức hai bắp chân trong những ngày đầu khi luyện tập nhảy dây.
- Không khởi động kỹ trước khi bắt tay vào luyện tập.
- Do thực hiện không đúng kỹ thuật nhảy dây. Bạn luyện tập với cường độ cao khi mới bắt đầu.
- Không thực hiện những bài tập giãn cơ sau buổi luyện tập.
- Nguyên nhân bị đau bắp chân cũng có thể do bạn chọn trang phục hoặc vị trí để nhảy dây không phù hợp.
Cách khắc phục tình trạng đau nhức bắp chân khi nhảy dây
Để hạn chế tối đa việc đau bắp chân khi tập luyện môn thể thao này, bạn lưu ý một số vấn đề sau:
Khởi động kỹ trước khi luyện tập
Việc khởi động trước khi thực hiện bài nhảy có ý nghĩa to lớn. Điều này sẽ giúp cơ thể quen dần với cường độ vận động cao hơn bình thường, các nhóm cơ và hệ tuần hoàn cũng có thời gian để thích ứng. Thực hiện các bài khởi động cũng sẽ giúp cơ thể nóng lên, không bị biến đổi nhiệt độ đột ngột, tránh được một số chấn thương. Và cũng giúp bạn khi thực hiện các động tác nhảy dây được trơn tru, dễ dàng hơn.
Bạn nên dành ít nhất 5 phút để thực hiện các bài khởi động như: xoay khớp cổ tay cổ chân, đi bộ tại chỗ, nâng cao gối tại chỗ…
Luyện tập với cường độ phù hợp
Trong những ngày mới bắt đầu tập, bạn nên luyện tập với cường độ vừa phải. Khi cơ thể đã quen thì bạn tăng dần đều theo thời gian. Bạn có thể nhảy trong khoảng 1 phút sau đó tạm dừng 1 phút, rồi lại tiếp tục tăng thời gian lên 2 – 5 phút. Mới bắt đầu bạn cũng nên chọn những kiểu nhảy đơn giản. Sau một thời gian mới nên tập những kiểu nhảy đòi hỏi sức khỏe, kỹ thuật cao hơn như: nhảy kiểu bật cao, nhảy bằng một chân…
Bên cạnh đó bạn cũng cần tạo thói quen luyện tập đều đặn mỗi ngày. Không nên đang tập rồi nghỉ vài ngày, rồi quay lại tập, sẽ khiến cơ thể bị đau nhức do phải thích nghi với việc vận động.
Thực hiện đúng kỹ thuật
Việc bị đau nhức chân còn do bạn thực hiện không đúng kỹ thuật.
Bạn nên dùng cổ tay để xoay dây và thả lỏng các ngón tay khi cầm hai đầu sợi dây nhảy. Hạn chế cử động vai và khuỷu tay. Duy trì tính đối xứng của hai tay để tránh vấp vào dây khi nhảy.
Với những bài nhảy dây bình thường, bạn không cần phải bật nhảy quá cao chỉ cần cách mặt đất 3cm. Khi tiếp đất, bạn dùng ½ bàn chân trước thay vì dùng gót chân hay cả bàn chân.
Đầu gối hơi chùng khi nhảy để làm giảm phản lực tác động vào gối. Tuy nhiên bạn cũng không nên chùng quá thấp sẽ gây mỏi chân.
Khi nhảy siết cơ mông để giữ nguyên tư thế phần thân trên, hai vai thả lỏng, thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước.
Trang phục và địa điểm luyện tập
Bạn nên chọn quần áo có sự co giãn, thấm hút mồ hôi. Giày nhảy nên chọn loại mềm, nhẹ, có phần đế giảm lực và chống trượt. Địa điểm nhảy phải là nơi bằng phẳng, không có các dị vật xung quanh.
Bài viết hôm nay đã cung cấp cho bạn đọc biết được nguyên nhân tại sao nhảy dây bị đau bắp chân cũng như cách khắc phục. Bạn cần nắm rõ để không bị chấn thương, đau nhức cũng như nâng cao hiệu quả luyện tập nhé.
Trong quá trình tập luyện, bạn có thể dùng thêm một số sản phẩm dưới đây:
Có thể bạn quan tâm
Ăn sữa chua có giảm cân không? Cách ăn đúng giúp giảm cân hiệu quả
Th11
Những thực phẩm nên ăn trong chế độ nhịn ăn gián đoạn
Th11
Bật mí chế độ ăn cho người giảm cân đơn giản tại nhà
Th11
Tập kháng lực đốt bao nhiêu calo một giờ?
Th11